Bỏ thi ĐH, thí sinh tự quyết 2 môn thi tốt nghiệp
Kể từ năm 2010, thí sinh đạt 18 điểm sẽ đỗ tốt nghiệp THPT. Kết quả kỳ thi này được lấy để xét tuyển vào ĐH. Trong 6 môn thi, thí sinh được chọn 2 môn. Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức vào tuần thứ 2 của tháng 6 hàng năm tại các tỉnh.
Những nội dung từ dự thảo Quy chế kỳ thi trung học phổ thông quốc gia đã được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) tham khảo ý kiến lãnh đạo các Sở GD - ĐT phía Nam trong buổi họp diễn ra sáng nay, 27/4.
Thí sinh được lựa chọn môn thi
Trong một số năm đầu, sẽ tổ chức thi 8 môn, gồm: Ngữ văn, Ngoại ngữ, Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí. Những năm sau, có thể thêm các môn khác như Tin học, Giáo dục công dân… thuộc chương trình THPT.
Việc tổ chức thi nhiều môn để thí sinh lựa chọn theo mục đích riêng (để được công nhận tốt nghiệp THPT, xét vào đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc để được công nhận tốt nghiệp THPT hoặc để được xét vào đại học, cao đẳng, trung cấp), mở rộng điều kiện để các trường đại học, cao đẳng, trung cấp xét chọn cho phù hợp với từng ngành đào tạo.
Những thí sinh không được học môn Ngoại ngữ hoặc học môn Ngoại ngữ không đủ thời gian quy định, trong một số năm đầu được thi môn khác thay thế môn Ngoại ngữ. Việc này, chỉ để công nhận tốt nghiệp
Số môn thi vẫn giữ nguyên là 6, trong đó môn: Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ là 3 môn công cụ bắt buộc chung đối với tất cả thí sinh; 1 môn do Bộ quy định hàng năm, 2 môn do thí sinh tự quyết định.
Đề thi: 60% kiến thức cơ bản
Đề thi sẽ có khoảng 60% số điểm, ứng với nội dung cơ bản trong chương trình THPT chuẩn đảm bảo cho những thí sinh có học lực trung bình, nắm được kiến thức cơ bản có thể tốt nghiệp.
Phần còn lại ứng với khoảng 40% số điểm. Phần này có nội dung trong chương trình THPT chuẩn và chương trình THPT nâng cao, đòi hỏi thí sinh làm chủ và vận dụng kiến thức cơ bản ở mức cao hơn, đáp ứng yêu cầu phân loại trình độ thí sinh để tuyển vào ĐH, CĐ, trung cấp.
Đại diện Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cho biết, sẽ không chia cơ học các câu hỏi thành 2 phần riêng biệt trong đề thi.
Đối với môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ .hình thức thi được giữ ổn định như từ năm 2007 là thi trắc nghiệm. Các môn khác thi tự luận.
Sau năm 2011, sẽ có tổng kết và lộ trình phù hợp về hình thức đề thi cho từng môn.
18 điểm là đạt tốt nghiệp
Về đánh giá kết quả thi, thang điểm bài thi là 10 điểm, trong đó, 6 điểm tương ứng với 60% của "nội dung cơ bản trong chương trình THPT chuẩn".
Thí sinh đạt 18 điểm trở lên và không bị điểm liệt (điểm 0) được xét đạt tốt nghiệp (18 điểm là 50% của 36 điểm đối với 6 môn thi – phần để công nhận tốt nghiệp).
Loại trung bình ứng với 18 đến 32 điểm, loại khá là trên 32 điểm đến 46 điểm, loại giỏi trên 46 điểm.
Thí sinh không đủ điều kiện dự thi, nhưng không dự thi hoặc không đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp THPT sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục hoặc giáo dục thường xuyên.
Thí sinh dự thi nhưng không được công nhận tốt nghiệp, được cấp chứng chỉ từng môn và được bảo lưu những môn có điểm từ 5 trở lên trong vòng 3 năm. Trong thời gian đó, thí sinh có thể thi những môn còn lại để được công nhận tốt nghiệp, nếu thi đạt.
Việc tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, trung cấp sẽ chuyển từ khối thi (A, B, C, D) sang tuyển sinh theo môn thi.
Kể từ năm 2010, thí sinh đạt 18 điểm sẽ đỗ tốt nghiệp THPT. Kết quả kỳ thi này được lấy để xét tuyển vào ĐH. Trong 6 môn thi, thí sinh được chọn 2 môn. Kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức vào tuần thứ 2 của tháng 6 hàng năm tại các tỉnh.
Những nội dung từ dự thảo Quy chế kỳ thi trung học phổ thông quốc gia đã được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) tham khảo ý kiến lãnh đạo các Sở GD - ĐT phía Nam trong buổi họp diễn ra sáng nay, 27/4.
Thí sinh được lựa chọn môn thi
Trong một số năm đầu, sẽ tổ chức thi 8 môn, gồm: Ngữ văn, Ngoại ngữ, Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí. Những năm sau, có thể thêm các môn khác như Tin học, Giáo dục công dân… thuộc chương trình THPT.
Việc tổ chức thi nhiều môn để thí sinh lựa chọn theo mục đích riêng (để được công nhận tốt nghiệp THPT, xét vào đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc để được công nhận tốt nghiệp THPT hoặc để được xét vào đại học, cao đẳng, trung cấp), mở rộng điều kiện để các trường đại học, cao đẳng, trung cấp xét chọn cho phù hợp với từng ngành đào tạo.
Những thí sinh không được học môn Ngoại ngữ hoặc học môn Ngoại ngữ không đủ thời gian quy định, trong một số năm đầu được thi môn khác thay thế môn Ngoại ngữ. Việc này, chỉ để công nhận tốt nghiệp
Số môn thi vẫn giữ nguyên là 6, trong đó môn: Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ là 3 môn công cụ bắt buộc chung đối với tất cả thí sinh; 1 môn do Bộ quy định hàng năm, 2 môn do thí sinh tự quyết định.
Đề thi: 60% kiến thức cơ bản
Đề thi sẽ có khoảng 60% số điểm, ứng với nội dung cơ bản trong chương trình THPT chuẩn đảm bảo cho những thí sinh có học lực trung bình, nắm được kiến thức cơ bản có thể tốt nghiệp.
Phần còn lại ứng với khoảng 40% số điểm. Phần này có nội dung trong chương trình THPT chuẩn và chương trình THPT nâng cao, đòi hỏi thí sinh làm chủ và vận dụng kiến thức cơ bản ở mức cao hơn, đáp ứng yêu cầu phân loại trình độ thí sinh để tuyển vào ĐH, CĐ, trung cấp.
Đại diện Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cho biết, sẽ không chia cơ học các câu hỏi thành 2 phần riêng biệt trong đề thi.
Đối với môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ .hình thức thi được giữ ổn định như từ năm 2007 là thi trắc nghiệm. Các môn khác thi tự luận.
Sau năm 2011, sẽ có tổng kết và lộ trình phù hợp về hình thức đề thi cho từng môn.
18 điểm là đạt tốt nghiệp
Về đánh giá kết quả thi, thang điểm bài thi là 10 điểm, trong đó, 6 điểm tương ứng với 60% của "nội dung cơ bản trong chương trình THPT chuẩn".
Thí sinh đạt 18 điểm trở lên và không bị điểm liệt (điểm 0) được xét đạt tốt nghiệp (18 điểm là 50% của 36 điểm đối với 6 môn thi – phần để công nhận tốt nghiệp).
Loại trung bình ứng với 18 đến 32 điểm, loại khá là trên 32 điểm đến 46 điểm, loại giỏi trên 46 điểm.
Thí sinh không đủ điều kiện dự thi, nhưng không dự thi hoặc không đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp THPT sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục hoặc giáo dục thường xuyên.
Thí sinh dự thi nhưng không được công nhận tốt nghiệp, được cấp chứng chỉ từng môn và được bảo lưu những môn có điểm từ 5 trở lên trong vòng 3 năm. Trong thời gian đó, thí sinh có thể thi những môn còn lại để được công nhận tốt nghiệp, nếu thi đạt.
Việc tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, trung cấp sẽ chuyển từ khối thi (A, B, C, D) sang tuyển sinh theo môn thi.