۩۞۩--Diễn đàn Cổ Loa--۩۞۩

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

4 posters

    Boy 16 tuổi giải được phép toán hóc búa suốt 300 năm qua

    Admin
    Admin
    Ninja đứng đầu (Kage)
    Ninja đứng đầu (Kage)


    Tổng số bài gửi : 281
    Join date : 20/04/2009
    Age : 30
    Đến từ : Cổ Loa-Đông Anh-Hà Nội

    Boy 16 tuổi giải được phép toán hóc búa suốt 300 năm qua Empty Boy 16 tuổi giải được phép toán hóc búa suốt 300 năm qua

    Bài gửi by Admin Mon Jun 01, 2009 4:36 pm

    Boy 16 tuổi giải được phép toán hóc búa suốt 300 năm qua Vtc307677MohamedAltoumaimiBáo chí Thụy Điển mới đây xôn xao với tin một nam sinh nhập cư 16 tuổi người Iraq đã giải được một phép toán làm bối rối các chuyên gia toán học suốt hơn 300 năm qua.

    Nhưng chỉ trong có 4 tháng, Mohamed Altoumaimi đã tìm ra được cách thức giải thích và đơn giản hóa bất đẳng thức Bernoulli, dãy số được đặt tên theo nhà toán học người Thụy Sỹ Jacob Bernoulli. Thông tin này được nhật báo Dagens Nyheter của Thụy Điển đăng tải.

    Được biết Altoumaimi đến Thụy Điển 6 năm trước. Cậu bé đã nói với các thầy cô ở trường trung học của mình ở Falun, miền trung Thụy Điển, về lời giải trên. Nhưng họ đã không tin Altoumaimi.

    Boy 16 tuổi giải được phép toán hóc búa suốt 300 năm qua Vtc307677MohamedAltoumaimi

    “Đầu tiên khi cháu đưa ra lời giải cho các thầy cô của cháu, không ai nghĩ cháu đúng”, Altoumaimi cho biết trên tờ Falu Kuriren.
    Sau đó Altoumaimi liên lạc với các giáo sư ở Trường Đại học Uppsala, một trong những trường hàng đầu của Thụy Điển, để nhờ họ kiểm tra hộ.
    Sau khi xem xét, các giáo sư phát hiện ra phép giải của Altoumaimi là chính xác và đã mời cậu bé vào trường Uppsala học.
    Nhưng hiện tại Altoumaimi đang tập trung học tập ở trường trung học của mình và dự định sẽ tham gia các lớp học hè về toán, vật lý nâng cao trong năm nay.
    “Cháu muốn trở thành một nhà nghiên cứu toán học và vật lý học. Cháu thực sự yêu thích những môn học này. Nhưng cháu cũng phải trau dồi thêm tiếng Anh và các môn khoa học xã hội”, Altoumaimi cho biết
    avatar
    babylajgi
    Học viện Ninja: (Academy Students)
    Học viện Ninja: (Academy Students)


    Tổng số bài gửi : 10
    Join date : 19/05/2009
    Age : 31
    Đến từ : Cổ Loa_Đông Anh_Hà Nội

    Boy 16 tuổi giải được phép toán hóc búa suốt 300 năm qua Empty Re: Boy 16 tuổi giải được phép toán hóc búa suốt 300 năm qua

    Bài gửi by babylajgi Sun Aug 16, 2009 9:14 pm

    trời ngưỡng mộ quá. Question giá như mình dc như hắn thì tốt quá! Embarassed
    SLOVET
    SLOVET
    |Phó_Admin|Cố vấn nội dung|Giám sát MOD|
    |Phó_Admin|Cố vấn nội dung|Giám sát MOD|


    Tổng số bài gửi : 177
    Join date : 21/04/2009
    Age : 30
    Đến từ : Nhà tui ^^

    Boy 16 tuổi giải được phép toán hóc búa suốt 300 năm qua Empty Re: Boy 16 tuổi giải được phép toán hóc búa suốt 300 năm qua

    Bài gửi by SLOVET Mon Aug 17, 2009 7:26 am

    khiếp !! nhin` mặt ko tin nổi là 16 tuổi....đúng là con đất chiến tranh có khác...già trc' tuổi >"<
    avatar
    _Mr_K0ol_
    Học viện Ninja: (Academy Students)
    Học viện Ninja: (Academy Students)


    Tổng số bài gửi : 8
    Join date : 14/07/2009

    Boy 16 tuổi giải được phép toán hóc búa suốt 300 năm qua Empty Re: Boy 16 tuổi giải được phép toán hóc búa suốt 300 năm qua

    Bài gửi by _Mr_K0ol_ Sat Sep 05, 2009 9:58 am

    ừ giỏi đấy
    avatar
    _Mr_K0ol_
    Học viện Ninja: (Academy Students)
    Học viện Ninja: (Academy Students)


    Tổng số bài gửi : 8
    Join date : 14/07/2009

    Boy 16 tuổi giải được phép toán hóc búa suốt 300 năm qua Empty Re: Boy 16 tuổi giải được phép toán hóc búa suốt 300 năm qua

    Bài gửi by _Mr_K0ol_ Sat Sep 05, 2009 9:59 am

    GIỚI THIỆU
    Lập phương Rubik (Khối Rubik hay đơn giản là Rubik) là một trò chơi giải đố cơ học được phát minh vào năm 1974 bởi giáo sư kiến trúc, điêu khắc gia người Hungary Ernő Rubik. Các tên gọi sai thường gặp của trò chơi này là Rubix, Rubic và Rubick.

    Mỗi mặt của phiên bản này có 9 ô vuông và được sơn phủ một trong sáu màu khác nhau, thông thường là trắng, đỏ, vàng, cam, xanh lá cây và xanh dương. Bài toán bắt đầu bằng việc xáo trộn tất cả vị trí các ô vuông ở mỗi mặt, tức là các màu sắc xen kẽ nhau. Bài toán chỉ được giải quyết khi mà mỗi mặt của khối là một màu đều đặn.

    Có thể nói khối Rubik là một trong những loại đồ chơi bán chạy nhất thế giới. Riêng trong năm 2005, đã có khoảng 300.000.000 khối Rubik được bán ra

    PHÂN LOẠI
    Rubik hiện đại thường làm bằng chất dẻo, có bốn phiên bản chính là: 2×2×2 ("Khối bỏ túi"), 3×3×3 (Khối tiêu chuẩn), 4×4×4 ("Rubik báo thù") và 5×5×5 ("Khối dành cho giáo sư"). Gần đây các khối lớn hơn đã xuất hiện trên thị trường như khối 6×6×6 và 7×7×7 (V-Cube 6 và V-Cube 7).

    Từ khối Rubik tiêu chuẩn, người ta đã tạo ra các khối có dạng hình học khác như tứ diện (Pyraminx), bát diện (Skewb Diamond), khối 12 mặt (Megaminx) và khối 20 mặt (Dogic); hoặc các khối không lập phương như 2×3×4, 3×3×5, 1×2×3. Thậm chí hiện nay với máy tính, người ta đã có thể mô phỏng các khối Rubik trong không gian n chiều mà bình thường không thể tạo ra ngoài thực tế.

    QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
    Năm 1970, Larry Nichols tạo ra khối 2×2×2 "Trò chơi với các miếng có thể xoay theo khối", các khối được liên kết với nhau bằng nam châm và sáng tạo này đã được cấp bằng sáng chế 3 655 201 của Mỹ vào ngày 11 tháng 04 năm 1972.

    Ngày 16 tháng 1 1971, Frank Fox được cấp bằng sáng chế của Anh số 1 344 259 cho "khối 3×3×3 hình cầu".
    Bản tin Rubik của Ideal Toys trong các năm 1982, 1983

    "Lập phương Ma thuật" được Ernő Rubik phát minh vào năm 1974 bằng sự đam mê hình học và nghiên cứu những mẫu dạng ba chiều. Rubik được cấp bằng sáng chế của Hungary số HU170062 vào năm 1975 nhưng không đăng ký phát minh này ở các nước khác. Lô hàng đầu tiên được sản xuất vào năm 1977 và được bán ở Budapest. Khối của Rubik được làm bằng cách gắn các mảnh nhựa rời với các khe có thể trượt trên nhau nên rẻ hơn thiết kế bằng nam châm của Nichols. Tháng 9 năm 1979, Ideal Toys ký hợp đồng để mang trò chơi này đến với các nước phương Tây, trò chơi ra mắt ở Luân Đôn, Paris, Nürnberg và New York trong tháng 1 và 2 năm 1980.

    Sau đó ít lâu, nhà sản xuất quyết định đổi tên cho nó. Hai tên "The Gordian Knot" và "Inca Gold" được đề xuất, nhưng cuối cùng công ty quyết định lấy tên "Khối Rubik", và lô hàng đầu tiên được xuất khẩu từ Hungary vào tháng 5 năm 1980.

    Tận dụng sự "cháy hàng" ban đầu của món đồ chơi này, nhiều sự bắt chước xuất hiện. Năm 1984, Larry Nichols thông qua Moleculon Research kiện Ideal Toys vì đã vi phạm bằng sáng chế số US3655201. Vụ kiện thành công với khối 2×2×2 nhưng thất bại với khối 3×3×3.

    Một người Nhật tên Terutoshi Ishigi cũng nhận một bằng sáng chế của Nhật cho một cơ chế tương tự Rubik, trong khi bằng sáng chế của Rubik đang được duyệt (bằng sáng chế JP55-0081912 vào năm 1976, năm thứ 55 triều Showa). Vào thời gian này, Nhật cấp bằng sáng chế cho các công nghệ chưa được biết đến ở Nhật[2]. Do đó, phát minh của Ishigi được coi là độc lập với các phát minh trên.

    Gần đây, nhà phát minh người Hy Lạp, Panagiotis Verdes đã nhận được bằng sáng chế cho phương thức sản xuất có thể tạo ra các khối Rubik lớn tới 11×11×11. Nó bao gồm những cơ chế cải tiến từ 3×3×3, 4×4×4 và 5×5×5 để có thể xoay nhanh hơn mà không bị vỡ như thiết kế hiện tại. Từ 19 tháng 6 năm 2008, các khối 5×5×5, 6×6×6 và 7×7×7 đã được bày bán trên thị trường.

    Các hình dạng không vuông đã đề cập được tạo ra bởi Mèffert's Puzzles, công ty do Uwe Mèffert sáng lập.

    CƠ CHẾ
    Khối Rubik tiêu chuẩn có chiều dài mỗi cạnh 5,7 cm, được tạo thành từ 26 khối nhỏ hơn. Phần giữa của mỗi mặt trong 6 mặt chỉ là một hình vuông gắn với các cơ chế khung làm lõi, đóng vai trò khung sườn cho cách mảnh khác dựa vào và xoay quanh. Khối Rubik có thể được tháo ra dễ dàng, thường bằng cách xoay một mặt 45° và lắc một khối ở cạnh cho tới khi nó rời ra. Tính chất này thường được dùng để "giải" khối Rubik.

    Ở các cạnh của khối Rubik, các mảnh có các màu khác nhau ở các mặt. tuy nhiên không phải mọi tổ hợp màu đều có trên khối; như với khối Rubik tiêu chuẩn, mặt xanh lá đối diện với mặt xanh dương nên sẽ không có cạnh giáp xanh lá và xanh dương.

    Trong số 1982 của tờ Scientific American, Douglas Hofstadter đã chỉ ra cách tô màu khối Rubik để làm nổi bật các cạnh thay vì các mặt như cách tô tiêu chuẫn. Tuy nhiên ý tưởng này hiện vẫn chưa được thương mại hóa.

    SỐ HOÁN VỊ
    Một khối Rubik tiêu chuẩn (3×3×3) có thể có 8! cách sắp xếp các khối ở cạnh, 7 khối có thể được xoay tùy ý vì chiều của khối thứ 8 phụ thuộc 7 khối còn lại; tạo ra 3⁷ hoán vị. Các khối ở cạnh có 12!/2 hoán vị. Xem chiều của 1 khối ở cạnh là cố định, chiều của 11 khối có thể độc lập với nhau; tạo ra 2¹¹ hoán vị. Tổng cộng khối Rubik có:

    {8! \times 3^7 \times \frac{12! \times 2^{11}}{2}} \approx 4.33 \times 10^{19}[3]

    Tức 43.252.003.274.489.856.000, hay hơn bốn mươi ba tỷ tỷ, hoán vị khác nhau. Nói một cách hình tượng, khi coi mỗi khối Rubik tượng trưng cho một cách hoán vị và xếp liên tiếp các khối Rubik này (có kích thước tiêu chuẩn là 5,7 cm) thành một dãy thì dãy Rubik sẽ kéo dài xấp xỉ 261 năm ánh sáng. Nếu xếp sát nhau tạo thành một bề mặt (cong) thì số Rubik này sẽ phủ kín bề mặt Trái Đất 256 lần.

    Con số trên chỉ mới là số các trạng thái có thể đạt tới bằng cách xoay các mặt. Nếu tính cả các trang thái có thể có do tháo rời khối Rubik và lắp lại thì con số lên đến:

    {8! \times 3^8 \times 12! \times 2^{12}} \approx 5.19 \times 10^{20}

    Hay 519.024.039.293.878.272.000 (519 tỷ tỷ) hoán vị hay 12 lần nhiều hơn. Mỗi hoán vị trong tập lớn hơn này có thể xoay về một trong 12 vị trí khác nhau (gọi là "quỹ đạo"). Lời giải bình thường của khối Rubik chính là một trong 12 vị trí này. Để có một khái niệm sâu hơn, xem thêm lý thuyết nhóm.

    Tuy có nhiều khả năng nhưng bài toán thường chỉ được quảng cáo đến mức có "hàng tỷ" vị trí, để giảm áp lực tâm lý cho người chơi. Thực tế, đã có tuyên bố rắng mọi hoán vị có thể giải được của khối Rubik có thể được giải trong 22 bước hoặc ít hơn

    THUẬT TOÁN
    Trong thuật ngữ của người chơi Rubik, một "thuật toán" (khái niệm này khác với thuật toán trong toán học) là một bộ các bước để thực hiện một công việc nào đó: chuyển từ trạng thái ban đầu đến trạng thái mong muốn. Các phương pháp giải khác nhau sử dụng các thuật toán khác nhau; với mỗi thuật toán cần nắm được công dụng và cách dùng.

    Hầu hết thuật toán chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ của khối mà không thay đổi các phần khác, chẳng hạn như xoay các khối ở góc, đổi vị trí các khối ở cạnh v.v. Một số thuật toán có tác dụng phụ làm thay đổi vị trí các mảnh khác lại thường đòi hỏi ít nước đi hơn và được dùng nhiều khi bắt đầu giải (chưa cần quan tâm tới vị trí các mảnh khác).

    THUẬT TOÁN XOAY NHANH
    Các thuật toán xoay nhanh được tạo ra để giải khối Rubik trong thời gian nhanh nhất có thể. Phương pháp thường dùng nhất được phát triển bởi Jessica Fridrich, là phương pháp giải theo từng lớp có kết hợp các bước so với phương pháp thông thường tuy nhiên đòi hỏi người sử dụng phải nhớ một lượng thuật toán khá lớn (120 thuật toán).

    Một phương pháp khác được phát triển bởi Lars Petruss bao gồm việc giải một khối 2×2×2 rồi đến 2×2×3 và các cạnh được giải bởi một bộ thuật toán 3 bước, thường tránh được một thuật toán 32 bước về sau. Do đó phương pháp này được dùng trong các cuộc thi có tính số bước xoay.

    THUẬT TOÁN CĂN BẢN
    Hầu hết các phương pháp giải chỉ cần 4 hoặc 5 thuật toán nhưng không hiệu quá, cần tới khoảng 100 lần xoay để giải, trong khi phương pháp của Fridrich chỉ cần khoảng 55 lần xoay.

    Philip Marshall đã phát triển thêm phương pháp của Fridrich, cần 65 lần xoay tuy nhiên chỉ cần nhớ 2 thuật toán[6].

    Phương pháp phát triển bởi Ryan Heise[7] không dạy cho người chơi một thuật toán nhất định mà chỉ ra các quy tắc của khối để người chơi suy luận; phương pháp này có thể giải khối Rubik trong khoảng 40 lần xoay.

    THUẬT TOÁN TỐI ƯU
    Các thuật toán giải bằng tay đã đề cập tuy dễ học nhưng kém hiệu quả. Từ khi trò chơi được phát minh đã có rất nhiều nỗ lực để tìm các cách giải nhanh hơn.

    * Năm 1982, David Singmaster và Alexander Frey đã dự đoán rằng số bước cần thiết để giải khối Rubik là "Khoảng dưới 20"
    * Năm 2007 Daniel Kunkle và Gene Cooperman dùng máy tính và các phương pháp tìm kiểm để cho thấy mọi cấu hình của khối 3×3×3 có thể được giải trong 26 bước[8][9]
    * Năm 2008, Tomas Rokicki giảm con số này xuống còn 22 bước[10][11]

    Hiện nay vẫn chưa có cấu hình nào của khối Rubik cần nhiều hơn 20 bước để giải với các bước đi tối ưu.

    Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Rubik

    Cách giải Rubik 3x3x3 (Rubik thông dụng)

    Nguồn: http://rubikvn.com (thanks to Kieuphong-Rubikvn Forum Super Moderator)
    P/s: không biết post ở đâu, nhưng Rubik là game trí tuệ nên post luôn trong đây,^^ có gì Mod move bài giùm mình.

    Sponsored content


    Boy 16 tuổi giải được phép toán hóc búa suốt 300 năm qua Empty Re: Boy 16 tuổi giải được phép toán hóc búa suốt 300 năm qua

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: Mon May 06, 2024 7:37 pm