Bữa ăn thường là sự thưởng thức. Tuy nhiên, với một số người, nó lại là “nỗi ám ảnh” vì sau ăn, họ thường xuyên có cảm giác đau bụng, buồn nôn… Dưới đây là 7 dấu hiệu đáng lo ngại sau bữa ăn mà bạn cần quan tâm.
1. Trướng bụng
Sau bữa ăn có hiện tượng trướng bụng. Cảm giác này đôi khi lặp lại vào cuối ngày với các biểu hiện bị nấc, cảm giác ăn không ngon, trọng lượng cơ thể giảm sút hoặc sắc mặt xanh xám.
Khi đó, cần tới các phòng bệnh để kiểm tra xem mình có mắc chứng viêm dạ dày mãn tính, hoặc chứng sa dạ dày không.
2. Tức ngực
Sau bữa ăn, nếu như cảm thấy tức ngực, mức độ mạnh nhẹ khác nhau, khi mạnh nhất có thể gây ra cảm giác đau nhói thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm thực quản hoặc ung thư thực quản giai đoạn đầu.
3. Ợ chua
Hiện tượng ợ chua, lo lắng, bồn chồn, đau ngực thường xuyên xuất hiện sau mỗi bữa ăn sẽ cảnh báo về sự “trục trặc” trong lưu thông giữa dạ dày và thực quản.
4. Đau bụng, buồn nôn
Bạn cảm thấy lo sợ vì cảm giác bụng đau, buồn nôn, đầy hơi sau bữa ăn. Những cơn đau có tính quy luật như đau bụng khi kinh ngạc, giận dữ hoặc ăn những thực phẩm có chứa chất kích thích, nhiều khả năng là dấu hiệu của bệnh loét dạ dày.
5. Đau vùng thượng vị
Cứ hai tiếng sau bữa ăn là lại thấy đau vùng thượng vị, cơn đau thậm chí còn có thể làm tỉnh giấc lúc nửa đêm. Khi mới bắt đầu ăn, bạn cảm thấy rất thoải mái, nhưng sau bữa ăn, hiện tượng ợ chua và đau râm ran vùng thượng vị lại “ghé thăm”. Khi đó, nhiều khả năng là đã mắc bệnh viêm hoặc loét đại tràng.
6. Nôn ra máu
Sau bữa cơm, có hiện tượng đau bụng, buồn nôn, thậm chí là nôn ra máu. Nếu như trước đây từng có tiền sử về bệnh dạ dày thì nay là lúc bệnh đã trở nên nặng hơn. Còn nếu đây là những biểu hiện lần đầu, đi cùng với nó là những hiện tượng như thiếu máu, gày gò, chán ăn, bạn cần kiểm tra sức khỏe của mình, nhất là các bệnh về dạ dày.
7. Đi ngoài
Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như buồn nôn, miệng đắng, nóng trong… Bạn có khả năng đã mắc bệnh viêm dạ dày cấp tính hoặc bệnh lỵ.
Nếu số lần đi ngoài tăng lên, phân lỏng có dạng như nước. Thường xuyên đau bụng không rõ nguyên nhân, số lần đại tiện giảm, nhưng lại kéo dài liên tục. Rất có thể bạn đang bị viêm ruột thừa.
Ngoài ra, chỉ cần ăn một chút đồ cay nóng, dầu mỡ, hay như ăn thức ăn sống, uống rượu bia, bạn lại có cảm giác đau bụng. Hãy cẩn thận, nhiều khả năng bạn đang rối loạn đường ruột.
Nếu cảm giác đó được lan truyền đến phần vai, bạn sẽ có thể bị viêm túi mật hoặc mắc chứng bệnh gan kết sỏi.
Sau bữa ăn có hiện tượng trướng bụng. Cảm giác này đôi khi lặp lại vào cuối ngày với các biểu hiện bị nấc, cảm giác ăn không ngon, trọng lượng cơ thể giảm sút hoặc sắc mặt xanh xám.
Khi đó, cần tới các phòng bệnh để kiểm tra xem mình có mắc chứng viêm dạ dày mãn tính, hoặc chứng sa dạ dày không.
2. Tức ngực
Sau bữa ăn, nếu như cảm thấy tức ngực, mức độ mạnh nhẹ khác nhau, khi mạnh nhất có thể gây ra cảm giác đau nhói thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm thực quản hoặc ung thư thực quản giai đoạn đầu.
3. Ợ chua
Hiện tượng ợ chua, lo lắng, bồn chồn, đau ngực thường xuyên xuất hiện sau mỗi bữa ăn sẽ cảnh báo về sự “trục trặc” trong lưu thông giữa dạ dày và thực quản.
4. Đau bụng, buồn nôn
Bạn cảm thấy lo sợ vì cảm giác bụng đau, buồn nôn, đầy hơi sau bữa ăn. Những cơn đau có tính quy luật như đau bụng khi kinh ngạc, giận dữ hoặc ăn những thực phẩm có chứa chất kích thích, nhiều khả năng là dấu hiệu của bệnh loét dạ dày.
5. Đau vùng thượng vị
Cứ hai tiếng sau bữa ăn là lại thấy đau vùng thượng vị, cơn đau thậm chí còn có thể làm tỉnh giấc lúc nửa đêm. Khi mới bắt đầu ăn, bạn cảm thấy rất thoải mái, nhưng sau bữa ăn, hiện tượng ợ chua và đau râm ran vùng thượng vị lại “ghé thăm”. Khi đó, nhiều khả năng là đã mắc bệnh viêm hoặc loét đại tràng.
6. Nôn ra máu
Sau bữa cơm, có hiện tượng đau bụng, buồn nôn, thậm chí là nôn ra máu. Nếu như trước đây từng có tiền sử về bệnh dạ dày thì nay là lúc bệnh đã trở nên nặng hơn. Còn nếu đây là những biểu hiện lần đầu, đi cùng với nó là những hiện tượng như thiếu máu, gày gò, chán ăn, bạn cần kiểm tra sức khỏe của mình, nhất là các bệnh về dạ dày.
7. Đi ngoài
Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như buồn nôn, miệng đắng, nóng trong… Bạn có khả năng đã mắc bệnh viêm dạ dày cấp tính hoặc bệnh lỵ.
Nếu số lần đi ngoài tăng lên, phân lỏng có dạng như nước. Thường xuyên đau bụng không rõ nguyên nhân, số lần đại tiện giảm, nhưng lại kéo dài liên tục. Rất có thể bạn đang bị viêm ruột thừa.
Ngoài ra, chỉ cần ăn một chút đồ cay nóng, dầu mỡ, hay như ăn thức ăn sống, uống rượu bia, bạn lại có cảm giác đau bụng. Hãy cẩn thận, nhiều khả năng bạn đang rối loạn đường ruột.
Nếu cảm giác đó được lan truyền đến phần vai, bạn sẽ có thể bị viêm túi mật hoặc mắc chứng bệnh gan kết sỏi.