Cả Konami và EA đều đã công bố nhiều cải tiến dành cho những game bóng đá của mình. Điểm lại các cải tiến này có thể cho người chơi biết được đối thủ nào đang là người nhanh chân hơn trong cuộc đua.
Đồ họa
Cả hai đều sẽ có sự tiến bộ đáng kể so với mùa bóng trước. Tuy nhiên trong khi EA vẫn dẫn trước trong việc mô tả thân người, đặc biệt là cánh tay cầu thủ và đầu tóc thì Konami cũng kịp san bằng tỉ số với việc khắc họa khuôn mặt rất có thần, đặc biệt là các cầu thủ nổi tiếng.
Cử động của cầu thủ
PES 2010 được hứa hẹn sẽ thay mới hệ thống các cử động nhờ vào quá trình motion capture công phu với hàng loạt cầu thủ nổi tiếng cũng như một chuyên gia freestyler (bóng đá biểu diễn). Hy vọng điều này đồng nghĩa với việc dáng chạy gù gù mất thẩm mỹ của PES 2008 và 2009 sẽ biến mất.
FIFA có ưu thế về thiết kế thân hình nhân vật nhưng gương mặt lại chưa có hồn.
Trong khi đó FIFA 10 tiếp tục bổ sung thêm các kỹ thuật mới vào hệ thống vốn đã rất phong phú của mình. Có lẽ năm nay fan của PES vẫn phải ghen tị với những người chơi FIFA về điều này. Tuy nhiên, xét về hiệu quả thì các kỹ thuật trong PES lại tỏ ra vượt trội vì chúng đều tương đối dễ sử dụng và hiệu quả còn kỹ thuật trong FIFA gần như chỉ để ngắm.
Nhưng FIFA 10 đã có một đòn độc khi tung ra tính năng di chuyển 360 độ. Đây rõ ràng là một cải tiến vượt bậc và có ảnh hưởng rất lớn tới trận đấu. Người chơi PES vẫn tạm phải trung thành với hệ thống di chuyển 8 hướng có từ cách đây hơn 10 năm.
Bản quyền
EA luôn luôn dẫn trước Komani với số lượng đồ sộ các giải đấu được mua bản quyền đầy đủ. Hãng game Nhật cũng đã rất cố gắng bằng việc mua được bản quyền các giải đấu lớn của châu Âu như Champions League và Europa League đồng thời nhăm nhe cả giải Ngoại hạng Anh. Tuy nhiên cho tới giờ họ vẫn chịu đứng sau đối thủ của mình.
Số lượng đội bóng có bản quyền trong PES còn thua xa FIFA.
AI của máy
Các hứa hẹn của Konami về việc nâng cao AI đã được đưa ra từ nhiều năm nay nhưng rốt cục người chơi vẫn dễ dàng đè bẹp của đội bóng máy. Hệ thống Team Vision của Konami trong 2 bản PES nextgen vẫn gần như vô dụng khi các đối thủ máy tỏ ra quá cứng nhắc và kém sáng tạo.
Trong khi đó việc thi đấu với đội bóng máy trong FIFA là một thử thách thực sự. Hy vọng năm nay khoảng cách này sẽ được rút ngắn lại.
Yếu tố chiến thuật
Chiến thuật trong PES 2010 sẽ được cải tiến một cách toàn diện để giúp người chơi làm chủ đội bóng một cách dễ dàng hơn và mô phỏng phong cách thi đấu của các đội bóng ngoài đời giống hơn. Trong khi đó cải tiến mạnh mẽ nhất về mặt này của FIFA là đưa ra công cụ lập trình sút phạt. Đây thực sự là đòn độc của EA, giúp họ đuổi sát đối thủ của mình trong lĩnh vực vốn là điểm mạnh của PES.
Tính năng lập trình sút phạt, đòn độc của EA.
Tương tác vật lý
Dù vẫn bị các fan phàn nàn khá nhiều những PES vẫn luôn được xem là game có tương tác vật lý với bóng thật nhất. Trong PES 2010, chỉ cần quả bóng nhẹ hơn một chút là xem như Konami đã hoàn thiện một yếu tố quan trọng trong gameplay. Tuy quả bóng trong FIFA không thật như PES nhưng các va chạm giữa cầu thủ trên sân lại được mô phỏng rất giống, điều mà PES vẫn còn yếu.
Phần chơi quản lý
Dù đã công bố nhiều cải tiến mới dành cho phần chơi Master League như thêm hệ thống đào tạo trẻ, nhà tài trợ, sử dụng đơn vị tiền tệ thật... nhưng PES chưa thể so sánh với phần chơi Manager Mode của FIFA, nơi mà các giải đấu diễn ra rất giống với diễn biến ngoài đời và thị trường chuyển nhượng cũng hoạt động theo quy luật tương tự trong thực tế.
Sự phát triển năng lực cầu thủ trong Master League của PES cũng rất giả tạo và mặc dù chưa phải là hoàn hảo, cầu thủ trong Manager Mode của FIFA cũng tiến bộ theo cách gần giống với bóng đá thật hơn.
Phần chơi Master League của PES còn khá nhàm chán.
Phần chơi sự nghiệp
Trong PES, phần này được gọi là Become a Legend, tuy nhiên nó gần như chỉ là thứ giết thời gian sau khi đã cày chán chê các mục khác. Các hướng phát triển năng lực hạn chế, việc chuyển nhượng quá đơn giản, số lượng đội bóng và giải đấu ít ỏi khiến cho mục chơi này trở nên kém hấp dẫn. AI của đồng đội quá kém cũng khiến “huyền thoại” nhiều lúc phải bực mình.
Trong khi đó, mục chơi Be A Pro của FIFA lại rất hấp dẫn khi cho phép chọn nhập vai một cầu thủ nổi tiếng và thi đấu ngay tại các câu lạc bộ mạnh. Dù có thể tồn tại nhiều ý kiến trái ngược nhưng khó có thể phủ nhận ưu thế của FIFA trong phần chơi này.
Cho phép nhập vai cầu thủ nổi tiếng là thế mạnh của Be A Pro.
Phần chơi online
Konami đã quyết định quay về cách chơi online tồn tại từ thời PES 6 nhằm đơn giản hóa các bước đăng nhập và hạn chế tình trạng lag. Họ cũng quyết định nhờ cậy các server của Sony thay vì dùng server của riêng mình.
Tuy nhiên họ còn thua kém EA khá xa về mặt này. Phần chơi online của FIFA có rất nhiều mục chơi và có cả bảng xếp hạng để người chơi phấn đấu. Không những vậy, người chơi FIFA trên PC hoàn toàn có thể đá trong mạng LAN với nhau, điều mà game thủ PES chỉ có thể thèm thuồng.
Theo Gamek
Đồ họa
Cả hai đều sẽ có sự tiến bộ đáng kể so với mùa bóng trước. Tuy nhiên trong khi EA vẫn dẫn trước trong việc mô tả thân người, đặc biệt là cánh tay cầu thủ và đầu tóc thì Konami cũng kịp san bằng tỉ số với việc khắc họa khuôn mặt rất có thần, đặc biệt là các cầu thủ nổi tiếng.
Cử động của cầu thủ
PES 2010 được hứa hẹn sẽ thay mới hệ thống các cử động nhờ vào quá trình motion capture công phu với hàng loạt cầu thủ nổi tiếng cũng như một chuyên gia freestyler (bóng đá biểu diễn). Hy vọng điều này đồng nghĩa với việc dáng chạy gù gù mất thẩm mỹ của PES 2008 và 2009 sẽ biến mất.
FIFA có ưu thế về thiết kế thân hình nhân vật nhưng gương mặt lại chưa có hồn.
Trong khi đó FIFA 10 tiếp tục bổ sung thêm các kỹ thuật mới vào hệ thống vốn đã rất phong phú của mình. Có lẽ năm nay fan của PES vẫn phải ghen tị với những người chơi FIFA về điều này. Tuy nhiên, xét về hiệu quả thì các kỹ thuật trong PES lại tỏ ra vượt trội vì chúng đều tương đối dễ sử dụng và hiệu quả còn kỹ thuật trong FIFA gần như chỉ để ngắm.
Nhưng FIFA 10 đã có một đòn độc khi tung ra tính năng di chuyển 360 độ. Đây rõ ràng là một cải tiến vượt bậc và có ảnh hưởng rất lớn tới trận đấu. Người chơi PES vẫn tạm phải trung thành với hệ thống di chuyển 8 hướng có từ cách đây hơn 10 năm.
Bản quyền
EA luôn luôn dẫn trước Komani với số lượng đồ sộ các giải đấu được mua bản quyền đầy đủ. Hãng game Nhật cũng đã rất cố gắng bằng việc mua được bản quyền các giải đấu lớn của châu Âu như Champions League và Europa League đồng thời nhăm nhe cả giải Ngoại hạng Anh. Tuy nhiên cho tới giờ họ vẫn chịu đứng sau đối thủ của mình.
Số lượng đội bóng có bản quyền trong PES còn thua xa FIFA.
AI của máy
Các hứa hẹn của Konami về việc nâng cao AI đã được đưa ra từ nhiều năm nay nhưng rốt cục người chơi vẫn dễ dàng đè bẹp của đội bóng máy. Hệ thống Team Vision của Konami trong 2 bản PES nextgen vẫn gần như vô dụng khi các đối thủ máy tỏ ra quá cứng nhắc và kém sáng tạo.
Trong khi đó việc thi đấu với đội bóng máy trong FIFA là một thử thách thực sự. Hy vọng năm nay khoảng cách này sẽ được rút ngắn lại.
Yếu tố chiến thuật
Chiến thuật trong PES 2010 sẽ được cải tiến một cách toàn diện để giúp người chơi làm chủ đội bóng một cách dễ dàng hơn và mô phỏng phong cách thi đấu của các đội bóng ngoài đời giống hơn. Trong khi đó cải tiến mạnh mẽ nhất về mặt này của FIFA là đưa ra công cụ lập trình sút phạt. Đây thực sự là đòn độc của EA, giúp họ đuổi sát đối thủ của mình trong lĩnh vực vốn là điểm mạnh của PES.
Tính năng lập trình sút phạt, đòn độc của EA.
Tương tác vật lý
Dù vẫn bị các fan phàn nàn khá nhiều những PES vẫn luôn được xem là game có tương tác vật lý với bóng thật nhất. Trong PES 2010, chỉ cần quả bóng nhẹ hơn một chút là xem như Konami đã hoàn thiện một yếu tố quan trọng trong gameplay. Tuy quả bóng trong FIFA không thật như PES nhưng các va chạm giữa cầu thủ trên sân lại được mô phỏng rất giống, điều mà PES vẫn còn yếu.
Phần chơi quản lý
Dù đã công bố nhiều cải tiến mới dành cho phần chơi Master League như thêm hệ thống đào tạo trẻ, nhà tài trợ, sử dụng đơn vị tiền tệ thật... nhưng PES chưa thể so sánh với phần chơi Manager Mode của FIFA, nơi mà các giải đấu diễn ra rất giống với diễn biến ngoài đời và thị trường chuyển nhượng cũng hoạt động theo quy luật tương tự trong thực tế.
Sự phát triển năng lực cầu thủ trong Master League của PES cũng rất giả tạo và mặc dù chưa phải là hoàn hảo, cầu thủ trong Manager Mode của FIFA cũng tiến bộ theo cách gần giống với bóng đá thật hơn.
Phần chơi Master League của PES còn khá nhàm chán.
Phần chơi sự nghiệp
Trong PES, phần này được gọi là Become a Legend, tuy nhiên nó gần như chỉ là thứ giết thời gian sau khi đã cày chán chê các mục khác. Các hướng phát triển năng lực hạn chế, việc chuyển nhượng quá đơn giản, số lượng đội bóng và giải đấu ít ỏi khiến cho mục chơi này trở nên kém hấp dẫn. AI của đồng đội quá kém cũng khiến “huyền thoại” nhiều lúc phải bực mình.
Trong khi đó, mục chơi Be A Pro của FIFA lại rất hấp dẫn khi cho phép chọn nhập vai một cầu thủ nổi tiếng và thi đấu ngay tại các câu lạc bộ mạnh. Dù có thể tồn tại nhiều ý kiến trái ngược nhưng khó có thể phủ nhận ưu thế của FIFA trong phần chơi này.
Cho phép nhập vai cầu thủ nổi tiếng là thế mạnh của Be A Pro.
Phần chơi online
Konami đã quyết định quay về cách chơi online tồn tại từ thời PES 6 nhằm đơn giản hóa các bước đăng nhập và hạn chế tình trạng lag. Họ cũng quyết định nhờ cậy các server của Sony thay vì dùng server của riêng mình.
Tuy nhiên họ còn thua kém EA khá xa về mặt này. Phần chơi online của FIFA có rất nhiều mục chơi và có cả bảng xếp hạng để người chơi phấn đấu. Không những vậy, người chơi FIFA trên PC hoàn toàn có thể đá trong mạng LAN với nhau, điều mà game thủ PES chỉ có thể thèm thuồng.
Theo Gamek